Revenir au site

5 bài tập hội chứng ống cổ tay cho dân văng phòng

5 bài tập hội chứng ống cổ tay cho dân văng phòng

5 bài tập hội chứng ống cổ tay cho dân văng phòng

Bàn tay là một trong những bộ phận cơ thể đóng vai trò khá quan trọng. Khi chúng không thể hoạt động một cách bình thường thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khó chịu. Đặc biệt khi mà mọi việc làm đều cần sự hoạt động của đôi bàn tay. Chính vì lẽ đó mà hội chứng ống cổ tay dễ xuất hiện cản trở chúng ta làm việc. Hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đọc các bài tập hội chứng ống cổ tay vừa là để phòng ngừa cũng như giảm đau nhức nếu mắc phải.

Tổng quan về hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay bạn đọc có thể tưởng tượng đó là một khe hở khá hẹp được tạo thành do dây chằng và xương gốc của bàn tay. Vị trí này có các dây thần kinh và gân gấp ngón đi qua. Cùng với đó là dây thần kinh cảm giác nữa.

Những yếu tố như di truyền, tuổi tác, chấn thương, đặc thù công việc sẽ tác động làm thu hẹp không gian này. Từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh đi qua làm gián đoán quá trình truyền xung thần kinh đến các cơ.

Với các triệu chứng như là sưng, đau, ngứa nhất là vào ban đêm và xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn. Một nhóm đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay chính là những người làm việc sử dụng máy tính nhiều.

5 bài tập hội chứng ống cổ tay nên áp dụng

Các bài tập này khá đơn giản, thậm chí là bạn đang thực hiện chúng hằng ngày mà không biết tác dụng thật sự.

Bài tập nắm bàn tay

Trước hết bạn cần xòe thẳng các ngón tay cũng như bàn tay, chú ý là tất cả các ngón phải được ép sát vào nhau. Tiếp đến từ từ gấp các ngón tay lại giống như bạn đang nắm tay vậy nhưng riêng đối với ngón cái thì không nhé.

Nên thực hiện bài tập hội chứng ống cổ tay nay một cách chậm rãi mới thấy được hiệu quả. Mỗi ngày nên thực hiện tối thiểu 10 lần với từng bên tay, có thể tăng lên tùy vào sức chịu đựng.

Bài tập uốn ngón tay

Là những gì bạn cần phải làm sau khi kết thúc động tác thứ nhất. Bạn cẫn phải duỗi thẳng các ngón tay như ban đầu. Tiếp đến cần uốn cong từng ngón tay về phía lòng bàn tay trong khi các ngón còn lại vẫn giữ nguyên.

Sau đó thực hiện tương tự bài tập hội chứng ống cổ tay này với các ngón còn lại. Nên thực hiện khi nào mỏi tay thì đổi tay.

Bài tập uốn cong ngón cái

Sau khi thực hiện xong 2 động tác trên bạn vẫn giữ các ngón tay ở trạng thái thẳng xòe. Tiếp đó uốn cong ngón tay cái về hướng lòng bàn tay sao cho chạm được gốc của ngón ý. Giữ nguyên vị trí này trong khoảng 10 giây rồi thả ra.

Nên thực hiện 4 đến 5 lần với mỗi ngón tay cái của 2 bàn tay . Bài tập hội chứng ống cổ tay sẽ giúp các cử động của ngón tay sẽ linh hoạt hơn rất nhiều.

Bài tập kéo ngón tay cái

Với động tác này bạn cần sự hỗ trợ của tay đối diện. Một bàn tay bạn thả lỏng tất cả các ngón tay giữ cho bàn tay và cổ tay thẳng hàng. Trong khi các ngón tay vẫn giữ thẳng như ở vị trí vuông góc với bản tay.

Tiếp đến dùng tay còn lại từ từ, chậm rãi, nhẹ nhàng rút các ngón tay đang giữ thế. Đầu tiên là ngón cái rồi đến các ngón còn lại, đối với mỗi lần rút cần giữ nguyên khoảng 5 dây rồi đổi ngón. Thực hiện tương tự với bàn tay còn lại.

Bài tập căng cổ tay

Với động tác chuẩn bị giống với bài tập hội chứng ống cổ tay trên. Tuy nhiên thay vì kéo ngón tay bạn sẽ phải dùng ngón tay cái của bàn tay đối diện ấp vào chính giữa lòng bàn tay đang có ngón tay úp. Giữ nguyên đến khi cảm thấy căng ở cổ tay bị ấn thì ngừng. Chú ý đến lựcj tác động nếu không muốn gây ảnh hưởng lên các cơ cũng như dây thần kinh.

Ngoài 5 động tác trên thì trong quá trình lao động và làm việc nếu cảm thấy cổ tay có triệu chứng nhức mỏi thì nên nghỉ ngơi, xoa bóp chúng. Hoặc nếu không có thể sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm có tác dụng lưu thông máu.

Các bài tập hội chứng ống cổ tay thật dễ dàng thực hiện đúng không. Chúc bạn thành công.